Câu hỏi “Làm thế nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu này càng sớm càng tốt?” là điều trăn trở không của riêng ai.
JP Livingston, một sinh viên tốt nghiệp Harvard, lại làm được điều này chỉ vài năm sau khi tốt nghiệp. Thành công nghỉ hưu sớm thành công ở tuổi 28, JP Livingston đã chia sẻ với CNN cách đạt được tự do tài chính của mình như sau.
60% tài sản đến từ việc tiết kiệm: Tỷ lệ lên tới 70% thu nhập
Tự do tài chính và nghỉ hưu sớm (được gọi là “FIRE” – Financial Independence, Retire Early) thường góp phần đạt được thông qua tỷ lệ tiết kiệm cao và cắt giảm chi tiêu ở mức tối đa.
Khi mà CNN của Mỹ đưa tin về việc JP Livingston nghỉ hưu thành công, cô mới chỉ làm việc trong ngành tài chính vỏn vẹn 7 năm nhưng đã tích lũy được 2,25 triệu USD (tương đương khoảng 50,9 tỷ đồng) và sau đó từ chức ở tuổi 28.
Để làm được điều này, JP Livingston đã chia sẻ cô cũng giống như hầu hết mọi người khác, phải tiết kiệm và không ngừng tiết kiệm.
Đầu tiên, JP Livingston hướng tới mục tiêu tốt nghiệp đại học không nợ nần. Cô đã thực hiện tốt điều đó khi tốt nghiệp Đại học Harvard trong vòng 3 năm, tự chi trả chi phí học tập của mình và sau đó tìm được một công việc tài chính lương cao.
Cô cũng đặt ra ngưỡng tiết kiệm khá cao, lên đến 70% thu nhập, trong suốt 7 năm đi làm ngành tài chính.
“Tôi luôn muốn độc lập về tài chính và nghỉ hưu càng sớm càng tốt, khi mà mình còn có thể cố gắng”, JP Livingston chia sẻ.
Không chỉ đặt ra những quy tắc và mục tiêu “khó nhằn” mà Livingston còn tuân thủ kỷ luật tất cả những điều đó.
Đầu tiên, cô ấy tập trung vào thu nhập của mình, vạch ra từng khoản chi tiêu cần thiết. Cô cũng tìm cách tối ưu hóa phần thuế và có cách quản lý tài chính khoa học. Sau đó, JP Livingston mới đặt mục tiêu tiết kiệm cao và luôn tìm mọi cách để gia tăng tiền gốc của mình.
Khả năng đạt được tự do tài chính nhanh chóng của JP Livingston phần lớn là do cô ấy đặt ra các mục tiêu tiết kiệm và tuân thủ các mục tiêu đó. Ảnh: Moneyhoop
Để tiết kiệm đủ cho việc nghỉ hưu sớm, JP Livingston đã ước tính các khoản chi phí của mình trong mỗi một năm, dựa vào đó để vạch ra một con số mục tiêu. Sau khi có mục tiêu rồi, cô tiếp tục lên kế hoạch dựa trên mức thu nhập hiện tại của bản thân và nhận ra rằng: Nếu có tỷ lệ tiết kiệm lên tới 70% thì hành trình tự do tài chính sẽ ngắn đi rất nhiều năm.
Vì thế, JP Livingston cố gắng giữ chi phí sinh hoạt của mình ở mức càng thấp càng tốt trong hoàn cảnh không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Chẳng hạn, cô tìm mua một số đồ nội thất giá rẻ hoặc được người thân, bạn bè cho miễn phí (để đáp lại, thỉnh thoảng cô sẽ nướng bánh hoặc làm đồ ăn ngon mang sang cho họ).
Thay vì ở một mình một căn nhà cho riêng tư thì cô luôn ở chung phòng với ai đó để tiết kiệm chi phí thuê nhà. Khi đi chơi với bạn bè, cô cũng ưu tiên chọn một số hoạt động chi phí thấp để giảm thiểu chi phí hàng ngày. Vì mọi người xung quanh đều có nhau mục tiêu tự do tài chính nên không ai phàn nàn gì cả.
Không thể chỉ dựa vào tiết kiệm, 40% tài sản đến từ đầu tư
Đầu tư vào tài sản giá trị gia tăng
Thật khó để trở nên giàu có chỉ bằng cách “tiết kiệm tiền”. 60% giá trị ròng của JP Livingston được cô tích lũy mỗi năm nhưng 40% còn lại có được nhờ các khoản đầu tư thông minh. Đây là thành quả chủ yếu của sự kết hợp quỹ đầu tư chỉ số, cổ phiếu riêng lẻ và trái phiếu chính phủ. Trên thực tế, chuyên môn của JP Livingston trong lĩnh vực tài chính đã giúp cô ấy tăng lợi tức đầu tư đáng kể.
JP Livingston cho rằng, nếu bạn kiếm được 70.000 đô la một năm và tiết kiệm 70% một cách đều đặn, bạn có thể tích lũy được 49.000 đô la mỗi năm. Sau khoảng 2 – 3 năm, bạn có được một khoản tiết kiệm là 120.000 – 150.000 đô la.
Nếu tranh thủ đầu tư số tiền đó và nhận được lợi nhuận trung bình khoảng 10%, bạn có thể lập tức kiếm được thêm từ 12.000 – 15.000 đô la, bằng với khoản tiết kiệm từ 2 – 3 tháng. Như vậy, số vốn có trong tay tiếp tục tăng lên. Tận dụng “lãi suất kép” sẽ giúp JP Livingston tiếp tục gia tăng con số này một cách nhanh chóng, khi mà các kế hoạch đầu tư đều thuận lợi.
Tận dụng “lãi suất kép” để gia tăng số dư tài khoản. Ảnh: CNBC
Tối đa hóa thu nhập của mình
JP Livingston tiếp tục tăng thu nhập của mình thông qua việc cống hiến chăm chỉ. Thu nhập của cô không chỉ bao gồm tiền lương, mà còn có thêm nhiều khoản tiền thưởng, tiền hoa hồng và thu nhập từ outsource.
Cô kể lại, khi mới đi làm, lương của cô chỉ vào khoảng là 60.000 USD/năm. Nhưng sau nhiều năm làm việc chăm chỉ và chứng minh năng lực của bản thân, con số này đã tăng lên đáng kể. Ở thời điểm 28 tuổi và quyết định nghỉ việc thì lương của JP Livingston đã lên tới 6 con số.
Cô đưa ra lời khuyên rằng: “Bất kể bạn bắt đầu từ đâu, miễn là bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ, sẽ có ngày bạn đã vượt lên trên tất cả những người khác.”