Ở tuổi 95, Charlie Munger vẫn nổi tiếng với vai trò là cánh tay phải đắc lực của huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Là phó Chủ tịch của Berkshire Hathaway, Munger hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,7 tỷ USD, theo Forbes cho biết. Ngoài vai trò là trợ thủ của Buffett, Munger là chủ tịch của nhà xuất bản Daily Journal Corp. và là thành viên hội đồng quản trị của nhà bán lẻ lớn Costco.
1. Hành trình có thành công và trải nghiệm
Vào tháng 5 năm 2007, trong một bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Trường Luật Nam California, khi đang ở tuổi 84, Charlie Munger đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho một nhóm thanh niên sắp ra trường: “Sẽ có người khác có thanh kiếm trí tuệ sắc hơn tôi.” Tuy nhiên bây giờ, 11 năm sau, Charlie Munger đã 95 tuổi, và trí tuệ của ông vẫn vô cùng sắc bén, luôn được đánh giá là “bộ não” của đế chế đầu tư hàng đầu hành tinh.
Hầu hết chúng ta đều mơ ước một cuộc sống êm đềm và “thuận buồm xuôi gió”. Tuy nhiên, Charlie Munger cho rằng: “Bạn hoàn toàn có thể được thay đổi nhờ những bất công trong cuộc đời. Và không phải ai cũng dám đối mặt và vượt qua những rào cản đó.” Với Charlie Munger, mọi bất hạnh trong cuộc sống, dù xui xẻo đến đâu, đều là một cơ hội để rèn luyện, thử thách bản thân, để nhận lấy một bài học.”
Ghen tị, oán trách, thù hận và đặc biệt là tự thương hại đều là những suy nghĩ hỏng hóc của bộ não. Bạn sẽ không thể làm được điều gì đó lớn lao nếu cứ suốt ngày tự thương hại bản thân. Vì cơ bản, tự thương hại khá giống với hoang tưởng, và điểm chung của hai điều này là rất khó để đảo chiều suy nghĩ lại như lúc đầu.
Lần tới, hãy dùng hết khả năng của mình để đứng lên khi gặp khó khăn thay vì tự thương hại – vì lối suy nghĩ này sẽ chẳng bao giờ giúp cho tình hình sáng sủa hơn được.
Ông cho rằng thay vì đắm chìm trong những trạng thái cảm xúc tiêu cực, hãy sử dụng những đòn bẩy để thúc đẩy bản thân. “Tôi luôn mong gặp rắc rối và sẵn sàng đối phó khi nó đến. Nó không khiến tôi cảm thấy bất hạnh. Nó càng khiến tôi phấn chấn và muốn đánh bại nó. Thực tế, khó khăn giúp ích cho tôi rất nhiều.”
Hình minh họa. Ảnh: Internet
2. Chọn bạn mà chơi
Khi nói đến việc chọn đối tác, Buffett chia sẻ: “Bạn nên kết giao với những người giỏi hơn mình. Chọn những người có phẩm chất tốt hơn mình và dần dần bạn sẽ tiến bộ theo hướng đó. Bạn cũng nên chọn người không kiêu ngạo, sau này họ sẽ không giận bạn khi bạn mắc phải sai lầm.
Họ cũng nên là một người hào phóng và làm việc chăm chỉ cho bạn bất kể thù lao. Cuối cùng, người bạn này sẽ luôn mang lại hạnh phúc cho bạn khi đồng hành cùng bạn trên cả con đường dài… Và chỉ có một người đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của tôi, đó là Charlie.”
Khi đối mặt với những vấn đề, sai lầm, rắc rối hay thất bại, người khôn ngoan luôn có thể chuyển từ bị động thành chủ động, coi những vấn đề không thuận lợi như một thử thách thú vị. Sử dụng những rắc rối và thất bại này để rèn luyện bản thân là cách cho phép bản thân duy trì sự phát triển.
Trong cuộc sống hay công việc, rắc rối hay khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Dù lựa chọn trốn chạy, lo lắng vấn đề vẫn sẽ ở đó. Thay vào đó hãy thách thức khó khăn. Bạn phải đánh bại khó khăn hoặc bạn bị khó khăn đánh bại. Tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn cách giải quyết của bạn.
Nghĩ lại những vấn đề đau đầu của bạn mười năm trước, bạn có còn thấy rắc rối và khó giải quyết không? Nếu bạn nhìn những vấn đề và rắc rối mà bạn đang gặp phải bây giờ từ góc độ của mười năm sau, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Khó khăn hay không đều dựa vào cách nhìn nhận
Quy mô của rắc rối luôn mang tính tương đối. Lý do là bởi nó chủ yếu phụ thuộc vào cách chúng ta suy nghĩ thế nào, bản lĩnh của ta đến đâu. Vì vậy, chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề với thái độ tích cực, giống như Charlie Munger, coi rắc rối như một thách thức và cố gắng vượt qua.
Người giàu nhất Trung Quốc, Lý Gia Thành, bắt đầu kinh doanh khi mới 20 tuổi và đã hoạt động liên tục trong hơn 60 năm. Khi được hỏi về con đường dẫn đến thành công, ông chân thành trả lời: “Thực tế, tôi chỉ dành 10% thời gian để nghĩ về cách thành công và 90% thời gian để nghĩ về thất bại.
Khi tôi vượt qua được những thất bại, thành công là kết quả tự nhiên. Trong một đồng hồ cơ học, chỉ cần một trong hai bánh răng gặp trục trặc nhỏ, đồng hồ sẽ không hoạt động tiếp được. Điều này cũng tương tự với kinh doanh. Chính vì vậy, tôi luôn phải lường trước các rắc rối, khủng hoảng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết chúng.”
Trên thực tế, đây là một phương pháp tư duy ngược nhưng rất đơn giản và thông minh. Thay vì mơ mộng hão huyền tới thành công, bạn hãy thường xuyên nghĩ về thất bại, tự nhiên bạn sẽ có cơ chế phòng vệ để tránh mắc sai lầm.
Charlie Munger tin rằng đối với bộ não con người, nếu tư duy ngược, các vấn đề trở nên dễ giải quyết hơn. Điều này giống như câu nói ông thường nhắc đến: “Biết mình sẽ chết ở đâu thì không bao giờ đến nơi đó.”
“Điều gì sẽ khiến chúng ta thất bại trong cuộc sống? Điều gì nên tránh? Mỗi chúng ta phải có được câu trả lời cho riêng mình.” Con người cần phải học cách chống chọi với sóng gió và chông gai để tiếp tục trưởng thành và phát triển. Cuộc sống của chúng ta quả thực không nên quá “thuận buồm xuôi gió”.
Theo Zhihu